Sau đây, tôi xin chia sẻ một số cách thức giao tiếp dành cho giáo viên mầm non giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn và ham học hơn:- Thường xuyên trò chuyện, quan tâm trẻ. Thay đổi giọng điệu, lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.
- Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên người khác và tự xưng tên trong quá trình giao tiếp.
- Làm mẫu các hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ làm theo như tập nói lời cảm ơn, tạm biệt, tập trả lời khi được gọi tên, tập nói lời đồng ý hoặc không đồng ý,…
- Dạy trẻ cách phát âm các từ mới và mở rộng câu.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ bằng việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ làm phương tiện, bao gồm phương tiện ngôn ngữ (lời nói) và phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi chơi,…)
- Tập cho trẻ kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong khi giao tiếp và kiên nhẫn đợi trẻ trả lời, chẳng hạn như: Ở đâu? Con gì? Cái gì? Làm gì? Ai đây?,…
- Cùng trẻ đọc sách, xem tranh ảnh. Chuyện trò và đặt câu hỏi về các nhân vật trong đó để giúp chúng bộc lộ cảm xúc của mình thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…
- Cùng trẻ đọc thơ, các bài đồng dao, bài hát hoặc chơi các trò chơi dân gian nhằm tạo sự gắn bó, thân thiết,…
- Sử dụng các chú rối để giao tiếp, trò chuyện với trẻ,..
- Cho trẻ tập làm quen với những người bạn mới để rèn luyện tính cởi mở, mạnh dạn trong giao tiếp.
Ở bậc học mầm non, mọi lời nói, hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề, nắm vững những kĩ năng giao tiếp và ứng xử một cách “tâm lý” thì giáo viên mầm non chẳng những gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, mà còn mang lại giá trị sống cao đẹp, là cẩm nang cho hành trình học tập và lớn khôn trọn đời của thế hệ trẻ.