- CÁC BƯỚC RỬA TAY
- CB: Vặn vòi nước làm ướt tay, xoa xà phòng vào 2 lòng bàn tay
B1. Rửa cổ tay ( Từ B1 đến B4 thực hiện với từng tay một)
B2. Xoáy từng ngón tay
B3. Rửa mu bàn tay
B4. Rửa các kẽ ngón tay
B5. Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này xoáy vào giữa lòng bàn tay kia
B6. Thực hiện lại 5 bước dưới vòi nước
KT: Lau tay bằng khăn khô ( Một tay giữ khăn, một tay lau khô bằng cách úp, lật bàn tay)
- QUY TRÌNH RỬA MẶT
CB. Trẻ lấy đúng khăn theo ký hiệu của mình.
TH: Trải khăn ra 2 lòng bàn tay, tay phải lau mắt phải, tay trái lau mắt trái.
Lân khăn lau dọc sống mũi. Lân khăn lau miệng. Gấp khăn ( mặt bẩn) vào trong, xoay ngang ra 2 lòng bàn tay. Lau từ trán xuống má, xuống cằm (tay phải lau bên phải, tay trái lau bên trái.)
B6. Gấp vuông khăn lau cổ ( mùa đông không cần lau cổ).
( Lưu ý: Mùa đông dùng nước ấm, trước khi cho trẻ thực hiện, GV cần làm ướt bánh xà phòng và khăn khặt cho trẻ, khăn lau tay, xà phòng và bố trí chỗ rửa tay, rửa mặt hợp lý để thuận tiện cho trẻ thực hiện và giáo viên dễ bao quát).
* Đối với cháu nhà trẻ: cô lau tay và rửa mặt cho trẻ cũng lần lượt theo các bước. Khi rửa mặt cô ngồi vững chắc, cho trẻ tựa và lòng. Tay trái đỡ trẻ, tay phải cô lấy khăn lau cho trẻ)
- UỐNG SỮA:
- Chuẩn bị: Kê bàn, cốc , ca, muôi..để chia sữa, khăn mặt, chậu đựng ca cốc, chậu đựng khăn, khăn lau bàn…)
- Thực hiện:
+ Cho trẻ ra lấy ca theo lần lượt từng trẻ sau đó trẻ về chỗ ngồi theo tổ, cô đi đến chỗ trẻ ngồi chia sữa cho trẻ (Cô sử dụng siêu inox có vòi để đựng sữa) Cô chia theo định lượng cho trẻ (ca ko có vạch nhưng bằng kinh nghiệm của cô, cô có thể biết định lượng, có thể du di một chút ko đáng kể vẫn được)
+ Uống xong trẻ cất ca vào chậu, lấy khăn lau miệng, cất khăn vào chậu rồi về tổ.
( Giáo viên bố trí đồ dùng theo quy trình một chiều, vị trí sao cho thuận tiện, phù hợp với số trẻ và địa điểm lớp học và cô bao quát được)
* Đối với trẻ nhà trẻ.
- Trẻ nhà trẻ là độ tuổi nhỏ lên giáo viên kê bàn, ghế cho trẻ ngồi tránh tình trạng trẻ làm đổ sữa trong khi uống.
4.TỔ CHỨC GIỜ ĂN :
- Kê bàn chia cơm: kê 2 bàn liền kề theo nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 trẻ, có lối đi lại thuận tiện, cách xa khu vực nhà vệ sinh.
- Khăn ăn, muôi, thìa, đĩa nhựa …
* Thực hiện:
- Cô tập trung trẻ, cho lần lượt từng bàn đi lấy ghế về vị trí ( bàn phía trong cho bê ghế trước)
- Trò chuyện về món ăn, đoán, cảm nhận…
- Cô chia cơm cho trẻ ( lớp 4,5 tuổi có thể cho bàn trưởng bê về bàn cho các bạn).
- Mời cô và trẻ ăn cơm.
- Cô bao quát, động viên trẻ ăn hết suất, ngon miệng, giáo dục hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ.
(Lưu ý đến những cháu duy dinh dưỡng, thừa cân béo phì hoặc những cháu kém ăn, dị ứng thức ăn, yếu người…)
- Trẻ ăn xong cất bát, thìa vào chậu, ghế vào vị trí.
- Lấy khăn lau miệng, uống nước, xúc miệng nước muối.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
5. GIỜ NGỦ:
* Trước khi ngủ
- Cô sắp xếp phòng ngủ gọn gàng sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phòng ngủ được giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt cửa sổ, tắt bớt đèn.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cởi bớt quần áo nếu cần:
* Trong khi ngủ
- Cho trẻ đi ngủ đúng giờ
- Trẻ khó ngủ, trẻ yếu cho trẻ nằm riêng, nằm gần cô
- Trẻ béo phì cho trẻ nằm cách xa các bạn khác
- Cô theo dõi và đảm bảo các điều kiện vật lí phong phòng ngủ ổn định
- Xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra để đảm bảo trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
* Sau khi ngủ
- Cho trẻ thức dậy lần lượt
- Cô bật đèn, kéo rèm để tăng dần ánh sáng trong phòng
- Cho trẻ tập một số động tác nhẹ nhàng
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân
- Chuẩn bị ăn bữa phụ chiềù
6. QUY TRÌNH LUỘC KHĂN
* Quy trình luộc khăn
- Ngâm khăn mặt của trẻ với xà phòng trong khoảng 30 phút => cho vào nồi luộc ( có cả xà phòng) đun sôi 5-10 phút=> vớt ra giặt sạch bằng nước > Phơi khăn trên giá.