I – CÁC BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Vi khuẩn, virus thường gây ra các bệnh đường tiêu hóa cấp tính nguy hiểm như : tả, lị, thương hàn, tiêu chảy… chúng thường xâm nhập vào cơ thể con người do bàn tay bẩn, sử dụng nước ô nhiễm, chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh .
1 . Đường lây truyền bệnh
- Bệnh thường truyền từ người này sang người khác và có thể trở thành các vụ dịch, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng, nhất là trẻ em .
- Đường lây truyền : bệnh lây truyền qua đường phân – miệng . thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân của người hoặc động vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng . ví dụ : thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến, nước uống không sạch ( không đun sôi hoặc để lâu ), nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, dụng cụ, tay người chế biến bị nhiễm mầm bệnh…
2 . Tác nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ
a ) Tác nhân gây bệnh
- -virus : Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy, hay gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi .
- -vi khuẩn : ecoli gây tiêu chảy, trực khuẩn shigella gây bệnh lị, salmonella gây bệnh thương hàn, phẩy khuẩn tả vibrio cholerae…
- kí sinh trùng : lị Amip, đơn bào gây bệnh lị Amip…
- -những tác nhân có khả năng gây thành dịch tiêu chảy lớn : phẩy khuẩn tả ( vibrio cholerae ) Rotavirus, lị…
b ) Yếu tố nguy cơ
- trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch ( nhiễm HIV…) dễ mắc bệnh hơn và thời gian mắc bệnh cũng kéo dài hơn.
- Tập quán, điều kiện môi trường sống : uống nước lã, không có thói quen rửa tay, xử lí chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn…
- Sai lầm trong chế độ ăn, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh.
3 . Phòng bệnh
- Tuyên truyền tới các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng vì sữa mẹ cung cấp kháng thể, giúp trẻ phòng các bệnh nhiễm trùng. Mặt khác, cho trẻ bú mẹ còn tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình.
- Nuôi dưỡng trẻ đúng cách, giúp phòng chống suy dinh dưỡng – một yếu tố dễ làm trẻ bị tiêu chảy.
- Sử dụng nước sạch.
- Thực hiện rửa tay theo quy định.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xử lí chất thải an toàn và đúng quy định.
- Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ để phòng bệnh.
II – CÁC BỆNH GIUN, SÁN
Giun, sán là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ em. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm giun,sán cao nhất thế giới.
1 . Đường lây truyền bệnh
- Bệnh giun đũa, giun tóc, giun kim : do trứng giun theo phân của người bệnh ra ngoài rồi lại theo bàn tay bẩn, thực phẩm tươi sống hoặc các vật trung gian truyền bệnh như : ruồi, nhặng, gián… vào người khỏe qua đường miệng.
- Bệnh giun móc : do trứng giun theo phân người bệnh ra goài và nở thành ấu trùng rồi chui qua chân người khỏe đi chân đất vào cơ thể gây bệnh.
- Bệnh sán lá gan : do ấu trùng từ phân người bệnh rơi vào nước, sống kí sinh trong ốc, ốc bị cá ăn. Khi người khỏe ăn cá không nấu chín ( gỏi cá ) sẽ bị mắc bệnh.
- Sán ruột : do ấu trùng từ phân người bệnh rơi vào nước, sống kí sinh trong ốc , ốc bám dính vào các loại rau nuôi trồng trong nước ( rau cần, rau muống, rau ngổ…) người khỏe sẽ mắc bệnh khi ăn các loại rau này không được rửa sạch và nấu chín.
- Sán lá phổi : do ấu trùng từ phân người bệnh rơi vào nước, sống kí sinh trong con cua đá ở ven suối. người khỏe sẽ mắc bệnh khi ăn cua không được nấu chín.
2 . Phòng bệnh
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi đại tiện, tiểu tiện.
- Không để trẻ đi chân đất, lê la dưới đất…
- Thức ăn phải được rửa kĩ, nấu chín. Đồ dùng đựng thức ăn phải rửa sạch trước và sau khi ăn.
- Thực hiện diệt ruồi và gián.
- Xử lí phân, nước thải, rác thải đúng quy định. Không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón rau, nuôi cá.
- Khi giết mổ súc vật phải được ngành thú y kiểm tra để tránh bệnh gạo ( ấu trùng sán ) . không ăn thịt các loại súc vật bị bệnh hoặc đã chết .
- Nên tẩy giun mỗi năm hai lần . việc dùng thuốc tẩy giun phải do cán bộ y tế hướng dẫn để đảm bảo đúng liều và an toàn .
- Điều trị triệt để người bị nhiễm giun, sán .
III – CÁC BỆNH DO MUỖI TRUYỀN
1 . Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh
- Muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Các loại muỗi đẻ trứng vào nước, trứng nở thành bọ gậy và lớn lên thành loăng quăng, rồi thành muỗi . muỗi trưởng thành đốt, hút máu người bệnh, sau đó mang theo vi trùng gây bệnh đốt và truyền bệnh cho người lành .
- Bệnh sốt rét : Muỗi Anophen đốt người bệnh, kí sinh trùng sốt rét sẽ được hút vào dạ dày muỗi và phát triển qua nhiều giai đoạn . khi muỗi đốt người lành, kí sinh trùng sốt rét sẽ vào máu và gây bệnh sốt rét . vòng truyền bệnh liên tục tiếp diễn nếu không kịp thời diệt muỗi truyền bệnh và điều trị sạch kí sinh trùng cho người bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết : do muỗi Aedes aegypti ( muỗi vằn )truyền bệnh. Bệnh thường xảy ra ở các nước nhiệt đới, nơi muỗi sinh sản rất nhanh. Bệnh hay phát thành các vụ dịch vào mùa nóng và mùa mưa .
- Bệnh viêm não Nhật Bản : do muỗi Culex truyền bệnh . bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng nặng nề suốt cuộc đời .
- Bệnh giun chỉ : do muỗi Mansonia truyền mầm bệnh từ người bệnh sang người lành . loại muỗi này thường sống ở nơi ao tù, nước đọng, các vũng nước bẩn lưu cữu lâu ngày . hiện tượng hay gặp của bệnh là chân bị sưng to lên, dị dạng, thườnggọi là“ chân voi” .
2 . Phòng bệnh
- Phòng muỗi đốt : ngủ trong màn, ở những nơi thường xuyên có dịch nên sử dụng màn có tẩm thuốc, mặc quần áo để bảo vệ …
- Tiêu diệt muỗi : dùng hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi