GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2024-2025
* * * * *
Đề tài: Bé làm thí nghiệm trứng chìm - trứng nổi (5E)
Chủ đề: Động vật
Lĩnh vực: PTNT
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Ngày dạy: 18/12/2024
Người soạn + dạy: Vũ Thị Hường
Đơn vị: Trường mầm non Quang Trung.
I. Các lĩnh vực hướng tới
1. Khoa học:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của quả trứng gà, biết trứng gà có thể chìm khi thả vào cốc nước lọc và nổi trong cốc nước muối.
- Trẻ biết tính chất của muối là tan được trong nước và khi có lượng muối phù hợp thì thả trứng vào cốc nước muối, quả trứng có thể nổi lên trên mặt nước.
2. Kỹ thuật: Biết quy trình làm các thí nghiệm trứng chìm trong nước lọc và nổi trong nước muối.
3. Công nghệ: Có kỹ năng sử dụng các đồ dùng để làm thí nghiệm.
4. Toán: Trẻ có kỹ năng đếm số lượng thìa muối khi pha nước, rót lượng nước chạm vạch quy định, phân biệt được phía trên, phía dưới.
5. Ngôn ngữ: Trẻ có kỹ năng nghe, hiểu, nói lên ý kiến của bản thân, rút ra kết luận sau khi làm thí nghiệm và diễn đạt, chia sẻ về thí nghiệm của nhóm mình.
6. Kỹ năng 4C: Trẻ có kỹ năng hợp tác, chia sẻ, phối hợp làm việc theo nhóm, có tư duy phản biện, hào hứng tham gia hoạt động thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài: "Nhạc làm ảo thuật, Phép lạ hàng ngày".
- Bàn chân thấp: 6 bàn
- 3 giá đỡ, 3 bảng ghi chép kết quả.
- Các đồ dùng thí nghiệm đủ cho 3 nhóm. Mỗi nhóm gồm:
+ Khay đựng đồ dùng.
+ Trứng gà: mỗi trẻ 2 quả.
+ Cốc nhựa: mỗi trẻ 2 cốc, 1 thìa.
+ Mỗi trẻ 2 chai nước, khăn lau mỗi nhóm 4 cái
+ Muối đủ cho trẻ hoạt động.
- Một số đồ dùng bổ trợ cho tiết học.
III. Hướng dẫn
* El: Thu hút/Gắn kết
- Cô tạo tình huống để trẻ đến với chương trình ảo thuật.
+ Cho trẻ nhận xét về quả trứng?
- Cô khái quát dẫn dắt trẻ vào bài.
* E2: Khám phá
* Khám phá nguyên liệu, dụng cụ làm thí nghiệm
- Cô cho trẻ đến phòng thí nghiệm trẻ quan sát.
- Cho trẻ nhận xét về đồ dùng.
- Cô đưa lọ muối ra và hỏi trẻ:
- Cho 2-3 trẻ nên kiểm tra, nếm thử và tự rút ra kết luận.
- Cô đưa quả trứng cho trẻ nhận xét?
- Trứng còn để làm gì? Ăn trứng có chất gì?
=> Cô khái quát: Vỏ trứng dễ vỡ lên khi dùng phải thật cẩn thận. Trứng dùng để chế biến các món ăn, khi ăn trứng thì cơ thể cao lớn và khỏe mạnh.
* Khám phá các bước làm thí nghiệm:
- Cô đưa các câu hỏi gợi mở:
+ Nếu thả quả trứng vào cốc nước lọc thì điều gì sẽ sảy ra?
+ Muối có tan trong nước không? Vì sao?
+ Cho trẻ đoán quả trứng thả vào cốc nước muối thì sẽ như thế nào?
- Cô nói các bước làm thí nghiệm
+ Bước 1: Rót nước vào 2 cốc 1 và 2 đến vạch
+ Bước 2: Cho trứng vào cốc nước thứ 1.
+ Bước 3: Cho 3 thìa muối vào cốc nước thứ 2, khuấy đều.
+ Bước 4: Cho trứng vào cốc nước muối.
- Cô đưa ra bảng ghi chép và hướng dẫn trẻ.
- Cô chia lớp thành 3 nhóm, cho trẻ lấy đồ dùng thảo luận nhóm.
- Trẻ thực hành làm thí nghiệm, ghi lại kết quả.
+Thí nghiệm 1: Thả trứng vào cốc nước lọc
1 cốc nước chạm vạch đỏ + 1 quả trứng
- Thí nghiệm 2: Thả trứng vào cốc nước muối
1 cốc nước chạm vạch xanh, 3 thìa muối, 1 quả trứng.
- Khuyến khích trẻ tự nói quy trình làm 2 thí nghiệm.
* E3: Giải thích
- Từng nhóm trẻ lên chia sẻ kết quả thí nghiệm của các bạn nhóm mình thông qua bảng ghi chép.
- Cho trẻ nhận xét về hiện tượng sau khi làm thí nghiệm.
=> Cô chốt lại ý kiến của trẻ.
* E4: Củng cố /Mở rộng
- Qủa trứng sống khi cho vào cốc nước lọc sẽ chìm vì nó nặng hơn và cho vào nước muối quả trứng nhẹ hơn nên nó sẽ nổi, tuy nhiên nước muối mặn hay nhạt thì quả trứng sẽ nổi cao hay thấp là khác nhau.
- Giao bài tập về nhà cho trẻ làm thí nghiệm thay trứng sống bằng trứng chín.
* E5: Đánh giá
- Cho trẻ tự đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm
- Cô đánh giá nhận xét chung và kết quả thí nghiệm của các nhóm và động viên, khích lệ, tuyên dương trẻ.
Kết thúc tiết học