NỘI DUNG 1
Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
I. MỤC TIÊU
1. Mô tả được mục đích, vai trò của hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.
2. Phân tích được mối liên hệ giữa tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non với tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo trình 5E.
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được trang bị vào tổ chức các hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm theo quy trình 5E cho trẻ mầm non, phù hợp với điều kiện cụ thể.
4. Chủ động, tích cực trong việc trau dồi kiến thức, phương pháp giáo dục, giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với khoa học, hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
II. NỘI DUNG
NỘI DUNG 1: Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động KHKH qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ MN
1.1. Khái niệm
Khám phá khoa học là một nội dung cơ bản trong Chương trình Giáo dục mầm non, tổ chức hoạt động khám phá khoa học hiệu quả góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non. “Khám phá là phát hiện nhiều điều ẩn giấu, bí mật”. Khám phá khoa học là quá trình trẻ được tiếp xúc, tìm tòi tích cực nhằm “phát hiện ra cái mới, cái ẩn giấu” trong các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh thông qua việc sử dụng các giác quan nhằm phát triển ở trẻ kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phần đoán, giải quyết vấn đề đơn giản... Ví dụ: Trẻ bỏ màu vào cốc nước sạch và phát hiện ra sự thay đổi của màu nước.
Có nhiều cách thức khác nhau để tổ chức hoạt động khám phá khoa học. Trong đó, thực hành, trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả.
Theo đó, tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non là quá trình sắp xếp, bố trí có mục đích, có kế hoạch của giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận dụng nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm, sử dụng các giác quan để tham gia tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới, cái ẩn giấu về sự vật, hiện tượng xung quanh một cách tích cực bằng các hành động cụ thể, thực tế và tích luỹ kiến thức, kĩ năng, hình thành thái độ phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ.
1.2. Vai trò của hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.
Hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện, đặc biệt là sự phát triển nhận thức và hứng ng thú nhận th của trẻ mầm non; kích thích tính tò mò, ham về thế giới xung quanh của trẻ một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn Qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm trẻ có cơ hội tiếp cận các sự vật, hiện tượng khác nhau. Từ đó, trẻ kiến tạo nên kiến thức, hiểu biết ban đầu về một số khái niệm khoa học đơn giản và có thể vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn, chuẩn bị nền tảng cho việc học tập ở cấp tiểu học sau này.
Thông qua thực hành, trải nghiệm, trẻ có được một số kĩ năng: quan sát " ở trẻ hình so sánh, phân loại, suy luận, giải quyết vấn đề đơn giản.. góp phần thực đẩy sự hình thành, phát triển tư duy logic và sáng tạo ở trẻ. Ví dụ, thành khả năng sáng tạo khi trẻ tìm ra cách mới để giải quyết vấn đề hoặc thực hiện thí nghiệm...
Qua thực hành, trải nghiệm, trẻ biết cách sử dụng một số công cụ và nguyên vật liệu khám phá khoa học đơn giản, phù hợp với độ tuổi (kính lúp, dụng cụ đo lường....); thực hiện được một số thao tác thực hành toán như: đong, đo, đếm...Theo đó, một số kĩ năng khác như: sự phối hợp khéo léo của đôi bàn tay, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác... cũng được phát triển ở trẻ.
Qua thực hành, trải nghiệm, trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt. Khi trẻ mô tả, giải thích và thảo luận về những gì trẻ thấy và làm trong hoạt động giúp ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc hơn. Trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, khuyến khích trẻ ở từng độ tuổi điều chỉnh hành vi của mình ngày càng phù hợp hơn.
Khi thực hiện nhiệm vụ khám phá khoa học và giải quyết vấn đề được đặt ra trong mỗi hoạt động/chủ đề/dự án cụ thể bằng thực hành, trải nghiệm trẻ được tăng cường sự tự tin và khả năng tự lập phù hợp với độ tuổi; hình thành ở trẻ tính kiên nhẫn bởi mỗi hoạt động khám phá khoa học đòi hỏi các quá trình quan sát, theo dõi khác nhau (ví dụ, theo dõi sự nảy mầm của hạt/sự bốc hơi của nước) và không phải lúc nào trẻ cũng thành công ngay từ lần đầu tiên mà đòi hỏi phải thử đi thử lại để đạt được kết quả mong muốn [15].
Hoạt động 2. Phân tích đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học qua
thực hành, trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ mầm non
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1.3. Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
Hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm của trẻ mầm non có những đặc điểm nổi bật như sau:
1. Hoạt động có tính tương tác cao, kích thích sự giao tiếp và hợp tác: Trẻ được đặt câu hỏi và trả lời với nhóm bạn, giáo viên về các sự vật, hiện tượng mà trẻ được thực hành, quan sát và suy nghĩ sâu hơn về những gì đang diễn ra. Trẻ có nhiều cơ hội quan sát, lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, hợp tác để thực hiện hoạt động. Khi tương tác trong hoạt động khám phá khoa học, trẻ nhận được thông tin mới, cải thiện kiến thức, kinh nghiệm của bản thân.
2. Hoạt động có tính thực tiễn, gắn với cuộc sống hằng ngày của trẻ: Môi trường hoạt động đến nguyên vật liệu thực hành, trải nghiệm được sử dụng đều gần gũi với trẻ như: thiên nhiên hữu sinh (cây cối, con vật..), vô sinh (đất, nước, cát, sỏi...). Điều này giúp trẻ dễ dàng tích luỹ kinh nghiệm, kiến tạo kiến thức và áp dụng vào giải quyết các tình huống thực tế một cách tự nhiên. Để khám phá khoa học hiệu quả, trẻ cần trực tiếp sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận thế giới xung quanh, từ đó hiểu sâu hơn về các khái niệm khoa học đơn giản. Ví dụ, trẻ có thể tìm hiểu cách làm sạch nước bẩn hoặc sử dụng kiến thức về sự phát triển của cây để trồng và chăm sóc cây cối.
3. Hoạt động kích thích khả năng sáng tạo và đưa ra ý tưởng độc đáo ở trẻ. Trẻ có thể đưa ra một số giả thuyết đơn giản cũng như cách giải quyết vấn đề mới. Trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi, được thử và sai, đưa ra giải pháp và không sợ thất bại. Trẻ có cơ hội giải thích và trình bày kết quả thí nghiệm bằng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu theo khả năng. Trẻ phát triển các ý tưởng cá nhân dựa trên khả năng và sở thích. Trẻ được rèn luyện kĩ năng thích ứng khi kế hoạch hoạt động thay đổi theo điều kiện thực tiễn. Trong quá trình khám phá, trẻ nghĩ ra ý tưởng mới và thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau để đạt mục tiêu.
4. Các hoạt động khám phá khoa với các lĩnh vực khác như công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học (STEM/ STEAM). Trẻ có thể sử dụng toán để đo lường trong các thí nghiệm, dùng nghệ thuật để minh hoạ kết quả và kết hợp khoa học với nghệ thuật tạo hình từ các chất liệu tự nhiên. Ví dụ, trẻ có thể xây cầu hoặc xây dựng tổ chim,. Từ đó, trẻ phát triển kiến thức và kĩ năng một cách toàn diện và sáng tạo.
5. Hoạt động khuyến khích trẻ tự do tìm hiểu, phát triển kĩ năng quan sát, tư duy logic và giải quyết vấn đề thông qua việc đặt câu hỏi về hiện tượng tự nhiên và thực hiện các đề tài khoa học đơn giản. Trẻ học cách phân biệt và nhận biết sự khác biệt giữa các sự vật, hiện tượng, tích cực suy luận và tư duy logic để giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Trẻ đặt ra một số giả thuyết, thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra kết luận khoa học đơn giản phù hợp với độ tuổi.
6. Hoạt động đa dạng, linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh phù hợp với khả năng và sở thích của từng trẻ. Với nhiều chủ đề khoa học, nhiều phương pháp (thí nghiệm, quan sát, trò chơi,...) giúp trẻ tiếp cận kiến thức theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với phong cách và tốc độ “học” của mỗi trẻ. Trẻ tham gia hoạt động dưới nhiều hình thức (cặp, nhóm, cá nhân) ở trong, ngoài lớp học và sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết cùng một vấn đề một cách sáng tạo. Các hoạt động được thiết kế để phát triển thể chất, trí tuệ và tình cảm, thẩm mĩ của trẻ, khuyến khích tư duy logic qua quan sát, phân tích và kết luận về hiện tượng, thúc đẩy sự tò mò về thế giới xung quanh. Ví dụ, trẻ ngửi mùi hoa, nếm trái cây và cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ khi chạm vào đi sự vật, h các vật liệu khác nhau...
7. Hoạt động an toàn cho trẻ, chú trọng sự tham gia và cảm giác thoải mái của trẻ. Các hoạt động diễn ra trong môi trường an toàn với đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu thân thiện, kích thích sự tham gia và đáp ứng nhu cầu của trẻ như vật liệu tái chế, vật liệu tự nhiên, tranh, ảnh, sách, video, tài liệu trực tuyến... Trẻ được khuyến khích khám phá và nắm bắt kiến thức qua trải nghiệm thực tế và các trò chơi hấp dẫn. Giáo viên luôn giám sát và hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động để đảm bảo an toàn và phù hợp với tốc độ, khả năng phát triển của mỗi trẻ.
8. Hoạt động đòi hỏi trẻ tham gia trực tiếp và sử dụng nhiều giác quan (nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm) giúp trẻ quan sát và tiếp nhận thông tin chính xác, tăng cường sự lĩnh hội và kiến tạo kiến thức. Trẻ được tham gia vào các hoạt động thực hành phong phú, kích thích sự phát triển toàn diện. Ví dụ, khi trồng cây, trẻ quan sát màu sắc và hình dạng hạt giống, ngửi mùi đất và nghe tiếng nước. Các hoạt động khác như trò chơi âm nhạc, cảm nhận vị giác và làm mô hình cũng kích thích nhiều giác quan, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non
NỘI DUNG 2. Yêu cầu tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục tiêu của hoạt động KPKH
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
- Nội dung: Anh/chị hiểu mục tiêu trẻ cần đạt khi tham gia hoạt động khám phá khoa học gồm những gì? Viết một số mục tiêu trên cơ sở nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non.
Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Phân tích, xem xét một số kế hoạch hoạt động khám phá khoa học
+ Cá nhân suy nghĩ và viết ra giấy màu các từ khoá để mô tả về tiêu của trẻ cần đạt khi tham gia hoạt động khám phá khoa học.
+ Cá nhân chia sẻ ý kiến cho các thành viên còn lại trong nhóm/bàn.
+ Thống nhất ý kiến để rút ra ý kiến chung của nhóm/bàn.
+ Báo cáo viên đi đến từng nhóm/bàn để trao đổi sau đó tổng hợp.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2. Yêu cầu tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
2.1. Đảm bảo mục tiêu của hoạt động khám phá khoa học
Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học, có một số mục tiêu mà giáo viên cần hướng tới giúp trẻ phát triển:
A. Hiểu biết khoa học
Trẻ tiếp cận các hiện tượng tự nhiên dưới góc độ khoa học – hình thành nên các khái niệm để giúp trẻ hiểu về thế giới tự nhiên xung quanh. Trẻ hiểu biết về sự vật (cây – con vật – đồ vật là những gì, có tính chất gì) - hiện tượng (ngày và đêm, thời tiết, bay hơi – ngưng tụ), mối quan hệ giữa ết về sự vật (ca tuần hoàn, vòng đời, sự thay đổi của lượng tới sự thay đổi về chất, những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, vòng quy luật chung)...
B. Bồi dưỡng và củng cố các kĩ năng thực hành khoa học
- Kĩ năng quan sát, sử dụng tất cả các giác quan, sự khéo léo của t soát vận động tinh, phối hợp tay – mắt.
- Kĩ năng khám phá, đặt câu hỏi phát hiện vấn đề, tìm kiếm thông tin để mở rộng hiểu biết, suy luận, dự đoán và thực nghiệm kiểm chứng
- Kĩ năng giao tiếp, bao gồm nói, nghe, thảo luận, đại diện, ghi chép và báo cáo, kĩ năng xã hội như hợp tác, thương lượng, lãnh đạo.
C. Thái độ
Tò mò, tích cực tham gia hoạt động – mong muốn thử nghiệm.. sẽ có nếu trẻ là chủ thể thực hiện hoạt động khám phá.
- Tôn trọng các giá trị thực nghiệm, minh chứng (mong muốn đi tìm cơ sở để giải thích cho câu hỏi/vấn đề đặt ra, kiểm chứng các phán đoán – giả thuyết).
- Cởi mở lắng nghe trao đổi các ý kiến khác nhau.
- Trách nhiệm giữ gìn giới tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.
2.2. Cơ sở xác định, lựa chọn nội dung
Căn cứ theo Chương trình Giáo dục mầm non để lựa chọn đối tượng – hiện tượng quan sát phù hợp với độ tuổi của trẻ, tiêu chí ưu tiên là vật thật, mẫu hình mô phỏng hoặc mô hình, tranh ảnh, video tả thực không nên sử dụng hình ảnh hoạt hình, hình vẽ có tính nhân hoá.
Trước đối tượng khám phá, lựa chọn nội dung xuất phát từ một câu hỏi khoa học để trẻ tiến hành tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi đó,
Ví dụ về lựa chọn chọn đối tượng – hiện tượng cho khám phá – thực hành:
2.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
Hoạt động 4. Phân tích yêu cầu của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
- Nội dung: Theo anh/chị những yêu cầu cơ bản khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm là gì? Đưa ra những thách thức có thể gặp phải khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học và đề xuất các giải pháp để vượt qua.
– Thời gian: 20 phút
– Hình thức:
+ Cá nhân suy nghĩ và viết ra giấy màu các yêu cầu, thách thức và giải pháp.
+ Cá nhân chia sẻ ý kiến cho các thành viên còn lại trong nhóm/bàn.
+ Thống nhất ý kiến để rút ra nguyên tắc chung của nhóm/bàn.
+ Báo cáo viên đi đến từng nhóm/bàn để trao đổi sau đó tổng hợp.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2.3.1. Tổ chức môi trường khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm
cho trẻ mầm non
Việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học thông qua thực hành, trải nghiệm đòi hỏi một môi trường tổ chức hoạt động hiệu quả và an toàn.
a) Về cơ sở vật chất
- Đảm bảo môi trường học tập an toàn, không có vật dụng nguy hiểm. Các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi sử dụng. Sử dụng các thiết bị giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đảm bảo dễ sử dụng và an toàn với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ ở các lớp ghép.
– Nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và với trẻ: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cát, nước, lá cây và đá để trẻ có thể thực hành và trải nghiệm trực tiếp. Ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương, vật liệu đã qua sử dụng dễ tìm, chi phí thấp; lựa chọn số lượng, kích thước, màu sắc phù hợp, tạo nhiều cơ hội để trẻ khám phá.
- Cóc khoa học với các tài liệu, sách, hình ảnh và các mẫu vật thú vị để kích thích sự tò mò của trẻ.
- Một số công cụ khám phá khoa học đơn giản như kính lúp, ống nhòm, đồ chơi khoa học mà giáo viên và trẻ cùng nhau tạo nên để trẻ có thể tự mình khám phá.
- Không gian được thiết kế linh hoạt để phù hợp với các hoạt động khác nhau như thí nghiệm, trò chơi nhóm và thảo luận.
– Các hoạt động đa dạng và phong phú, từ thí nghiệm đơn giản đến các trò chơi tương tác, để đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của trẻ.
b) Về tinh thần của lớp học
Trẻ cần được có cảm giác an toàn, được yêu thương, được gắn bó với lớp học thì sự tò mò, muốn làm, muốn thử nghiệm, muốn hỏi – muốn nói mới bộc lộ cùng giáo viên. Các nhận xét phản hồi cần giảm tránh sự phán xét (đúng – sai, biết – không biết) mà mở theo hướng: Con nghĩ thế nào về điều này, vì sao con nghĩ vậy, nếu điều này xảy ra có thể cái gì xảy ra tiếp theo... bên cạnh sự khích lệ động viên, tôn trọng và thừa nhận mọi ý kiến của trẻ.
- Môi trường thân thiện, đề cao tính tương tác và hợp tác, luôn ấm cúng, chào đón và thân thiện để trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ làm việc theo nhóm để phát triển kĩ năng hợp tác và giao tiếp.
- Giáo viên nên linh hoạt trong việc phản hồi, có thể cho trẻ thời gian Suy ngẫm cũng như cung cấp phản hồi kịp thời và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thử nghiệm và tự rút ra kết luận.
- Giáo viên cung cấp các vật liệu và không gian cho trẻ thử nghiệm và sáng tạo theo ý thích.
- Tạo điều kiện cho trẻ thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau và thảo luận về kết quả, kích thích phát triển tư duy phản biện ở trẻ.
2.3.2. Kĩ năng sắp xếp, tổ chức triển khai hoạt động khám phá khoa học
Hoạt động khám phá khoa học cần thời gian, không gian và cơ sở vật chất nhất định, theo từng nội dung giáo dục để trẻ thực hiện hoạt động. Theo đó giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Cần lập kế hoạch thời gian khám phá khoa học phù hợp đối với một số sự vật/hiện tượng, cần thời gian quan sát trải dài mới phát hiện được sự thay đổi. Ví dụ: Quan sát sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên từ cây mầm, bóng mặt trời thay đổi theo thời gian của ngày, theo dõi thời tiết...
- Cần linh hoạt tổ chức hoạt động với một số nội dung theo thời tiết, theo mùa tại địa phương như: khám phá bầu trời hoặc mùa
Việc thao tác tự làm của trẻ trong các hoạt động sẽ có tốc độ khác nhau nên tính toán thời gian linh hoạt theo kĩ năng và nhận thức của mỗi trẻ/nhóm trẻ.
- Số lượng đồ dùng cho toàn bộ trẻ trong lớp cùng tham gia hay chia nhóm để lần lượt từng nhóm trẻ thực hiện khám phá và cần dự trù về thời gian cần thiết.
2.3.3. Kĩ năng giải thích kiến thức về khoa học đơn giản
- Kiến thức khoa học cần được giải thích bằng từ ngữ chuẩn xác, đơn giản song không hàn lâm với trẻ, gắn với trực quan và chỉ giải thích khi hiện tượng đang diễn ra. Ví dụ: giới thiệu cho trẻ những thuật ngữ: vòng đời đoạn trong vòng đời của động, thực vật, tên gọi của các môi trường sống hệ sinh thái – sinh trưởng – phát triển – nảy mầm – truyền ánh sáng, sự nóng chảy – bay hơi – ngưng tụ...
- Giáo viên cần trau dồi tri thức về kiến thức nền khoa học tự nhiên bởi khi tiếp cận một sự vật, hiện tượng, nhờ hiểu sâu sắc sẽ đặt được các câu hỏi giúp trẻ tiếp nhận tri thức mới.
- Giáo viên cần chủ động sử dụng công nghệ thông tin, mạng internet n - ảnh trực quan giới thiệu về khoa học tự nhiên.
Ví dụ: Có thể sử dụng video tua nhanh thời gian giới thiệu về sự phát triển của động thực vật miễn phí trên các nguồn dữ liệu mở và miễn phí youtube. hoặc cùng xây dựng kho tư liệu... (Từ khoá tìm trên youtube “timelapse”) Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=w77zPALVTul https://www.youtube.com/watch?v=gmlaclb3K20&t=82s
2.3.4. Chọn lựa hoạt động khám phá khoa học gần gũi với trẻ
Cần lựa chọn các hoạt động khám phá khoa học gần gũi với chính cuộc sống của trẻ, gần gũi với công việc của cha mẹ trẻ, của cộng đồng địa phương nơi trẻ sống. Ví dụ, cùng tham gia quan sát theo mùa canh tác, thu hoạch sản phẩm (thu hoạch chè, ngô, khoai, tôm..).
Cần tạo cơ hội để trẻ được thực hành trải nghiệm với một số con vật, thực vật có tính đặc trưng của nơi trẻ sống ( cây chè, cà phê, hạt điều sinh trưởng và thu hoạch, sầu riêng thụ phấn buổi đêm...; quan sát, so sánh mùa khô và mùa mưa, mùa nước nổi ở một số khu vực địa lí), tạo điều kiện để trẻ tích cực trải nghiệm với sự vật, hiện tượng xung quanh.
Cho trẻ nghiên cứu tự nhiên bắt đầu bằng việc nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh trường mầm non, ngay cả khi xung quanh trường là các toà nhà trong thành phố. Dạy trẻ cách bắt côn trùng (cho vào bình hoặc chỉ cần lướt nhẹ tờ giấy để hớt nó lên) và sau đó thả nó ra những nơi mà nó có thể tìm được thức ăn và nơi trú ngụ, khuyến khích trẻ chăm sóc và tôn trọng các con vật, thay vì thấy côn trùng là giẫm lên chúng. Giáo viên có thể mang một con côn trùng ngoài tự nhiên vào lớp và mời ông bà, bố mẹ của trẻ là nhà chuyên môn hoặc người làm vườn có kinh nghiệm đến giới thiệu, tạo cơ hội cho trẻ có thêm thông tin về những loài côn trùng sinh sống xung quanh trẻ.
2.4 Một số kĩ thuật tổ chức thực hiện hđ KPKH qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ MN
HĐ5. Phân tích một số kĩ thuật tổ chức thực hiện HĐ KPKH qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ MN.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 5
Chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thảo luận về một số kế hoạch hoạt động khám phá khoa học.
+ Trong tình huống nào thấy trẻ được thể hiện tính chủ động tích cực khi tham gia hoạt động?
+ Giáo viên làm những gì để trẻ là người chủ động kiến tạo hiểu biết + Tầm quan trọng của việc giáo viên đặt câu hỏi khi dẫn dắt hoạt
- Thời gian: 30 phút
Hình thức: Đại diện nhóm lần lượt trình bày ngắn gọn kết quả
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2.4.1. Kĩ thuật hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị khám phá khoa học
Mỗi hoạt động khám phá khoa học đều cần chuẩn bị đồ dùng dành cho giáo viên và đồ dùng dành cho trẻ. Do đó việc hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng đồ dùng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động khám phá khoa học của trẻ. Với một số đồ dùng như thước đo độ dài (tiêu chuẩn – phi tiêu chuẩn), cân (thăng bằng, cân dạng tiêu chuẩn hoặc phi tiêu chuẩn), kính lúp, nhiệt kế an toàn, cốc đong... cần được giáo viên hướng dẫn và thực hành trước và rèn luyện trong suốt các hoạt động khám phá khoa học sau.
Mỗi đồ dùng sẽ cần có hướng dân cụ thể để trẻ nào cũng sử dụng được. ' dụ: cần hướng dẫn trẻ cách dùng kính lúp đúng như: để mặt kính gần vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách giữa N và vật quan sát sao cho nhìn rõ vật; tránh tình trạng trẻ cầm kính dí sát vào mắt để nhìn như cách dùng kính mắt thông thường.
2.4.2. Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên
Ngoài mục tiêu hỏi để thu hút sự chú ý của trẻ, để kiểm tra đánh giá trẻ , viên có thể thông qua câu hỏi giúp trẻ “HỌC”. Giáo viên có thể sử ; các loại câu hỏi đáp ứng các mục đích khác nhau. Có thể chia 4 nhóm hỏi như sau:
- Câu hỏi có mục đích hướng trẻ BIẾT kiến thức (trẻ tìm hiểu thuộc tính đối tượng – thu nhận thông tin),
- Câu hỏi có mục đích hướng về trẻ HIỂU khi tham gia khám phá khoa học.
- Câu hỏi có mục đích hướng về KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
- Câu hỏi để thúc đẩy trẻ TƯ DUY SÂU.
A. Câu hỏi giúp trẻ BIẾT thông qua tìm hiểu đối tượng khám phá
a) Các câu hỏi về giác quan cơ bản
– Con nhìn/nghe/ngửi/cảm thấy/màu sắc/hình dạng nào?
- Cái này khác gì so với những cái khác?
- Con nhận thấy quy luật gì lặp lại ở đây không?
b) Câu hỏi định lượng
- Đếm: Bông hoa có bao nhiêu cánh hoa? Đã có thêm... và thêm bao nhiêu?
- Đo: Cây cao bao nhiêu? Nhiệt độ tăng – giảm như thế nào?
c) Câu hỏi định tính – mô tả
- Bề mặt mịn hay nhám? Vật có hình dạng gì?
- Con có thể mô tả những gì con đã qs đc ko?
- Con có thể dùng từ ngữ nào để nói về nó?
- Cái này làm con nhớ đến gì?
- Lúc đầu, vật này trông như thế nào? Bây giờ nó trông như thế nào?
d) Câu hỏi so sánh
- Vật này giống với vật mà chúng ta đã học như thế nào?
- Sự khác biệt/giống nhau giữa hai vật này là gì? Hai chiếc lá nào giống nhau?
- Lá này với lá kia có gì khác nhau?
- Con có thể tìm thứ gì khác tương tự không ?
- Kết quả này khác gì so với kết quả kia?
– Những cái này giống nhau về kích thước/hình dạng/màu sắc như thế nào Điều này so với những gì chúng ta học tuần trước như thế nào?
e) Câu hỏi về quy trình, câu hỏi thu thập thông tin – phân loại
− Thay đổi: Con thấy những thay đổi nào đang xảy ra?
– Trình tự: Chuyện gì xảy ra trước, chuyện gì xảy ra sau?
B. Câu hỏi có mục đích hướng về trẻ HIỂU khi tham gia khám phá khoa học
Trẻ có thể học so sánh – phân loại (BIẾT), trẻ HIỂU khi so sánh, phân loại nếu đưa ra được lí do, căn cứ. Tuỳ theo mục đích của giáo viên mà câu hỏi có thể phân thành hai nhóm: Nhóm hướng về đối tượng (để phân loại – giải thích — so sánh) và nhóm câu hỏi hướng về TƯ DUY của trẻ khi thực hiện các kĩ năng này (đi kèm với lí do, căn cứ để thực hiện).
C. Câu hỏi về cảm xúc, phát triển thái độ
“Con cảm thấy thế nào”, “Điều gì làm con cảm thấy như vậy?”, “Con cảm thấy cần gì? …...hoạt động khám phá khoa học, ghi nhận các giá trị của giờ học, dù ít nhưng lại không thể thiếu.
D. Câu hỏi chung để khuyến khích trẻ TƯ DUY SÂU
- Điều gì khiến con nói vậy:
- Con nghĩ thế nào về... ? và bộ – Con có thể nói thêm về điều đó không?
- Tại sao con nghĩ điều đó quan trọng?
- Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta thay đổi phần này của thí nghiệm
– Con có câu hỏi nào khác về điều này không?
– Làm thế nào chúng ta có thể tìm hiểu xem ý tưởng của con có đúng không
Ví dụ, khi giới thiệu cho trẻ về hiện tượng nguỵ trang của động vật (tắc giống que) trong qua quan sát kè hoa đổi màu, sâu màu xanh, bọ que trông giống que) thông tranh, video loài vật. Các câu hỏi có thể được đặt ra:
Câu hỏi Quan sát
- Con thấy gì ở các con vật này? (Hướng trẻ chú ý về màu sắc của con vật với màu sắc môi trường nơi chúng sống: có màu giống với môi trường xung quanh, khó phát hiện nếu ở khoảng cách xa).
- Con thấy điều gì đặc biệt ở cách mà các con vật này ẩn nấp vào môi trường xung quanh?
- Màu sắc và hình dạng của các con vật này như thế nào? Màu sắc và hình dạng của con bướm này giống với cái gì?
Câu hỏi So sánh
- Con tắc kè hoa giống hay khác với vỏ cây mà nó đang đậu?
- Các con vật nguỵ trang khác nhau như thế nào?
- Con cá ngựa và con tắc kè hoa nguỵ trang khác nhau như thế nào?
Câu hỏi Phân loại
- Chúng ta thấy các con vật này có điểm chung nào? Có thể xếp thành một nhóm thế nào?
– Những con vật nào sử dụng màu sắc để nguỵ trang và những dụng hình dạng để
Câu hỏi Giải thích nhằm giúp trẻ tìm lí do từ các thông tin quan sát được để diễn giải, nên sẽ là những câu hỏi: tại sao, thế nào, nghĩ thế nào nếu.., cái gì đã tác động đến.
- Tại sao con nghĩ các con vật này lại ngụy trang 3 ?
- Tại sao con nghĩ con sâu xanh lại có màu giống lá cây?
- Nguỵ trang giúp ích gì cho các con vật?
Câu hỏi Khuyến khích suy nghĩ sâu hơn: Dự đoán cho sự việc gì sẽ xảy ra trên các điều kiện
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con vật không thể nguy trang ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con sâu không có màu giống lá cây?
- Con nghĩ con vật này sẽ làm gì khi môi trường sống thay đổi? Con nghĩ con tắc kè hoa sẽ làm gì khi môi trường sống của nó thay đổi màu sắc?
Câu hỏi Kết nối thực tế
- Con đã từng thấy con vật nào nguỵ trang ngoài đời thực chưa?
- Con đã từng thấy con tắc kè hoa thay đổi màu sắc ngoài đời thực chưa?
- Con người có áp dụng nguỵ trang trong cuộc sống hằng ngày ko?Nếu có, thì như thế nào?
- Con người có áp dụng nguy trang trong quân đội hoặc săn bắn không?
Câu hỏi Kết nối khái niệm
- Hiện tượng nguỵ trang này có giống với hiện tượng nào khác mà chúng ta đã học không?
- Hiện tượng nguỵ trang này có giống với cách mà một số loài cây tự bảo isol ned vệ mình không?
- Con có thể nghĩ đến một ví dụ khác về nguỵ trang trong tự nhiên không?
- Con có thể nghĩ đến một ví dụ khác về loài động vật nguỵ trang để tự bảo vệ mình không?
Câu hỏi Khuyến khích tư duy phản biện
- Con nghĩ có điều gì đặc biệt về cách nguỵ trang của mỗi con vật đó rồi
- Con nghĩ có điều gì đặc biệt về cách nguỵ trang của con cá ngựa?
- Nguỵ trang có phải là cách duy nhất để các con vật tự bảo vệ mình không
- Ngoài nguỵ trang, con nghĩ các con vật còn cách nào khác để bảo vệ mình không?
2.4.3. Kĩ thuật phản hồi câu trả lời của trẻ
Mục tiêu của những câu hỏi không đơn giản tìm kiếm các câu trả lời ĐÚNG, mà xa hơn là thúc đẩy trẻ tiếp tục suy nghĩ, làm rõ ràng hơn suy nghĩ của trẻ
Trên thực tế, giáo viên thường tổ chức theo cách: Giáo viên hỏi – Trẻ trả lời – Giáo viên đánh giá (I–R-E viết tắt theo chữ cái đầu của tiếng Anh là Initial – Respond – Evaluate). Ưu điểm của cách làm này là có thể nhanh chóng kiểm tra được trẻ BIẾT gì (nhớ lại được, kể lại được, gọi tên được. Nhưng có thể gây ra cảm nhận của trẻ là “những ai trả lời đúng mới nên trả lời, những ai trả lời đúng mới tốt” và khi trẻ không biết sẽ không trả lời. Điều này có thể ngăn trẻ bộc lộ sự tò mò, không thúc đẩy nghĩ tiếp, đi sâu vấn đề và có thể ngần ngại tham gia thảo luận – trình bày/thuyết trình — có ý kiến tư duy độc lập.
Giáo viên có thể thay đánh giá các phản hồi của trẻ bằng khám phá suy nghĩ của trẻ khi đưa ra câu trả lời và việc phản hồi có thể trở thành một chuỗi các câu hỏi dẫn dắt tiếp theo của giáo viên với một thái độ khuyến khích. Việc sử dụng những câu hỏi khuyến khích tư duy sâu hơn giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết, dẫn dắt để trẻ bộc lộ nghĩ gì, cảm thấy gì, vì sao nghĩ như vậy..
Trong khi trẻ tham gia khám phá khoa học: trẻ sẽ sử dụng các kĩ năng như quan sát – so sánh – phân loại... nên trước ý kiến/chia sẻ của trẻ, giáo viên phản hồi nên hướng tới “làm như thế nào, làm gì” thay vì nhanh chóng muốn xem “trẻ biết gì”. Ví dụ, con tìm được gì, con nghĩ nó có tác dụng gì, mình thử bằng cách nào, mình làm được gì với nó, mình sẽ làm như thế nào... cùng với đó là bộc lộ sự cổ vũ, khen ngợi trẻ. Khi giáo viên khen ngợi, cần lưu ý khen quá trình về hành động “con đã làm việc... tốt”, “con đã làm đúng” tốt hơn những lời khen chung chung như “làm tốt lắm”, “con giỏi quá .
Và cho trẻ thời gian đủ để khám phá, thử với các lần, chấp nhận cả kết quả đúng và sai của trẻ. Khi cùng trẻ thảo luận về những điều quan sát được, ưu tiên người đưa ra các lời giải thích đầu tiên là trẻ, trẻ có thể nhầm – sai và giáo viên phản hồi bằng việc điều chỉnh suy nghĩ của trẻ sẽ quan trọng hơn việc đưa ngay lời giải thích đúng.
Ví dụ: Trẻ khám phá nam châm có thể hút các vật bằng sắt.
Câu hỏi nhằm kiểm tra đúng – sai (107)
Trước câu trả lời “sai” của trẻ, vẫn có thể là cơ hội giúp trẻ “tự sửa” bằng cách hỏi: “Điều gì làm con nghĩ thế, tin là thế”, “Chúng ta cùng thử xem, nếu... thì sao... nhé” thay vì nhanh chóng đưa ra phản hồi “
2.4.4. Kĩ thuật quản lí lớp học
Hoạt động khám phá khoa học có thử thách đối với giáo viên là trẻ dễ bị lộn xộn khi cuốn hút với đối tượng, hoạt động hoặc những sự vật, hiện tượng phép – không được phép làm cần duy trì thường xuyên liên tục. Việc trẻ tuân bên ngoài lớp học (nếu ra ngoài trời).
Vì vậy, việc phổ biến những gì được thủ theo đúng những hướng dẫn của giáo viên luôn quyết định thành công của giờ học. Những hành vi đúng, thái độ đúng cần được phát hiện kịp thời và khen ngợi củng cố. Trước các lỗi sai của trẻ, giáo viên nên bình tĩnh để thấu hiểu sự hiếu động, hiếu kì của trẻ, trao đổi với trẻ về lỗi, gợi ý hành động của trẻ tiếp theo là gì thay vì đưa ra những mệnh lệnh ngăn cấm trẻ
Việc chia nhóm, giao nhiệm vụ rõ ràng, những lời chỉ dẫn ngắn gọn sẽ giúp trẻ dễ dàng phối hợp hoạt động. Trẻ có thể được ứng trước phần thưởng (thưởng sao, thưởng phiếu khen) được tặng thêm hoặc trừ sao có thể là một trong những cách quản lí giúp trẻ tự chủ hành vi của mình hơn.
Ví dụ: Giáo viên phổ biến nhiệm vụ bài học trẻ phải làm, trước khi cho trẻ làm có thể gọi ngẫu nhiên yêu cầu trẻ nhắc lại để chắc chắn trẻ đã hiểu nhiệm vụ và làm theo. Giáo viên giám sát trẻ thực hiện, tuân thủ theo yêu cầu, hiệu lệnh của cô. Sau kết thúc hoạt động, giáo viên khen cho việc tuân thu cung, nhằm tạo in i đúng, nhằm tạo thành phản xạ có điều kiện cho trẻ.
Sự kết nối của giáo viên với trẻ thông qua việc hướng dẫn và nhắc nhở về các hành vi đúng thường xuyên sẽ giúp tạo ra bầu không khí học tập tích cực thay cho mệnh lệnh thuần tuý. Giáo viên nên thường xuyên nói trước và sau giờ học những câu như: “Cô cảm thấy rất vui... các con đã làm tốt..., chúng mình sẽ làm tốt bằng cách nào.” giúp trẻ dễ dàng nhớ và thực hiện theo các hành vi đúng.
NỘI DUNG 3. Hướng dẫn các bước tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quy trình 5E
Nội dung 6: Tìm hiểu cácbước tổ chức qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non theo quy trình SE
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ
- Nội dung: Tìm hiểu về hoạt động khám phá khoa học qua thực hành trải nghiệm theo quy trình 5E
Thời gian: 20 phút
- Hình thức: Học viên thảo luận theo nhóm tại bàn và chia sẻ kết quả + Căn cứ theo mục tiêu của hoạt động khám phá khoa học, nội dung | thông tin của bài học được đưa tới trẻ bằng cách nào?
+ Giáo viên thường làm gì? Trẻ thường được yêu cầu làm gì trong hoạt | động khám phá khoa học?
+ Tiến trình học thường diễn ra với trẻ như thế nào?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
Để đạt được mục tiêu của hoạt động khám phá khoa học (nêu tại 2.1), có thể vận dụng nhiều phương pháp – kĩ thuật dạy học và theo các quy trình trình dạy học khác nhau. Có thể tổ chức cho trẻ khám phá khoa học theo quy học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin, chu trình trải nghiệm của David 29d 16d grub Kolb, quy trình 5E, quy trình học tập dựa vào dự án...
Trong chuyên đề này sẽ tập trung hướng dẫn sử dụng quy trình 5E trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ.
3.1. Giới thiệu quy trình 5E (Engage, Explore, Explain, Elaborate, Evaluate
3.1.1. Sự ra đời của quy trình 5E
Quy trình 5E ra đời vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, được phát triển bởi Trung tâm Phát triển Giáo dục Khoa học và Toán học (BSCS – Biological Sciences Curriculum Study) tại Hoa Kì. Xuất phát từ nhu
E1. Engage (Khởi động – Cắn kết)
Bước này có mục đích thu hút sự chú ý của trẻ và kích thích sự tò mò của trẻ về nội dung sẽ học, sẽ khám phá và tạo ra mong muốn học hỏi của trẻ, Giáo viên sử dụng các câu hỏi mở, tình huống thực tế, hoặc các hiện tượng thú vị. nhằm khơi dậy sự tò mò và hứng thú, quan tâm của trẻ. Bước này là tiền đề cho các bước tìm hiểu nội dung bài học ở các giai đoạn sau.
Khi trẻ có cơ hội kết nối, gắn kết thực tế cuộc sống với kiến thức sẽ được học, trẻ có thể đưa ra dự đoán, tự đặt câu hỏi... dựa trên trải nghiệm đã có của mình và hoạt động trở nên gần gũi, cuốn hút với trẻ.
E2. Explore (Khám phá)
Ở bước này, trẻ cần được cung cấp các trải nghiệm thực tế để tìm hiểu nội dung bài học. Các hoạt động trẻ cần được làm là: quan sát, thực hành, thực hiện thí nghiệm, thu thập thông tin... Từ đó, trẻ có khả năng mô tả đặc điểm đối tượng, so sánh, phân loại, phán đoán, đưa ra câu hỏi và dần dần hình thành hiểu biết của trẻ về đối tượng được/đang khám phá và đưa ra cách giải thích của mình.
Một số nhân tố chính thúc đẩy hiệu quả ở bước E2 khi trẻ được:
– Cung cấp cơ hội, đối tượng phù hợp để phục vụ cho quá trình quan sát.
– Có cơ hội sử dụng tối đa các giác quan, xác định các đặc điểm giống và khác nhau.
- Có đủ thời gian cho trẻ khám phá.
- Được thảo luận/chia sẻ sự quan sát thông qua mô tả — so sánh của mình. - Được hỏi để biết cách quan sát tìm kiếm thông tin, tìm ra ý nghĩa — n hệ của thông tin với bài học.
E3. Explain (Giải thích)
Trẻ chia sẻ những phát hiện, khám phá của mình và nhận phản hồi từ giáo viên và bạn bè. Đây là lúc trẻ trình bày những gì trẻ đã quan sát được từ giai , khám phá và bắt đầu sắp xếp theo các đặc điểm, các mối quan hệ mà trẻ phát hiện được. Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt giúp trẻ làm rõ và mở rộng kiến thức bằng cách đặt các câu hỏi, cung cấp các thuật ngữ, khái niệm chính thức, thêm thông tin lí thuyết (nếu có), giải đáp các thắc mắc và đưa ra các mối liên hệ giữa trải nghiệm của trẻ với giải thích khoa học phù hop với trẻ.
E4. Elaborate (Mở rộng – Củng cố)
Giai đoạn này, giáo viên cần khuyến khích trẻ vận dụng những kiến thức và kĩ năng mới học vào các tình huống mới hoặc phức tạp hơn. Việc này giúp trẻ củng cố kiến thức và kĩ năng thông qua việc liên kết chúng với các khái niệm khác và thực hiện các hoạt động, dự án mới hay áp dụng vào thực tế. Sự mở rộng này giúp trẻ hiểu sâu hơn và tạo ra các mối liên hệ giữa khái niệm/kiến thức với ứng dụng trong thế giới thực.
E5. Evaluate (Đánh giá)
Giai đoạn đánh giá là cơ hội để giáo viên và trẻ kiểm tra quá trình học tập, đồng thời, nó cũng phản ánh quá trình và kết quả học tập đã diễn ra trong các bước từ E1 đến E4. Việc đánh giá có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như các hoạt động phản hồi nhóm, câu đố, thuyết trình, bài thu hoạch. Mục tiêu của giai đoạn này không chỉ là đánh giá kết quả học tập của trẻ mà còn giúp trẻ tự đánh giá và nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể cải thiện trong các hoạt động tiếp theo.
3.1.2. Ưu thế của quy trình 5E trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non
Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ theo quy trình 5E có nhiều ưu điểm vượt trội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mặt tư duy và kĩ năng. Cụ thể:
Sử dụng tối đa các giác quan của trẻ
Quy trình 5E khuyến khích sự tự khám phá và tự “học” ở trẻ trong các hoạt động thực hành, trải nghiệm bằng tất cả các giác quan thay vì trẻ chỉ được nghe và ghi nhớ thông tin.
Tăng cường sự tham gia và hứng thú của trẻ
Giai đoạn gắn kết (E1- Engage) kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ bằng các câu hỏi mở và tình huống thực tế. Điều này tạo động lực mạnh mẽ cho trẻ tham gia vào quá trình học tập do trẻ được khơi gợi, vận dụng được những điều trẻ đã biết, đã có và đang tò mò.
Khuyến khích học tập chủ động
Giai đoạn khám phá (E2 – Explore) cho phép trẻ tự thực hiện các khám phá – thực hành qua thí nghiệm, quan sát – so sánh và sau đó trẻ sẽ hình thành nên các kiến thức (khái niệm, suy luận, giải thích). Trẻ trở thành người chủ động trong quá trình học, phát triển khả năng tự học và giải quyết vấn đề
Phát triển kĩ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
Giai đoạn giải thích (E3 – Explain) và mở rộng (E4 trẻ so sánh, phân loại, phân tích, tổng hợp và áp dụng kiến thức. Qua đó, trẻ rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng trình bày ý tưởng một cách logic.
Tăng cường sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện
Quá trình học tập theo quy trình 5E không chỉ giúp trẻ nắm bắt kiến thức cơ bản mà còn hiểu sâu về các khái niệm khoa học thông qua việc áp dụng chúng vào các tình huống mới và phức tạp hơn.
Đánh giá toàn diện và liên tục
Quy trình 5E cung cấp cơ hội để đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo viên đả nhân biết và quá này
Giúp và nhận diện được điểm mạnh chỉnh phương pháp dạy và học phù hợp hơn.
Phát triển kĩ năng xã hội và làm việc nhóm
Quy trình 5E khuyến khích hoạt động nhóm, giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và hoạt động theo cặp, theo nhóm bạn. Qua việc tương tác, 'chia sẻ ý kiến và “học” cùng nhau, trẻ phát triển kĩ năng xã hội và hợp tác với mọi người xung quanh, mạnh dạn tự tin chia sẻ ý kiến cá nhân; trẻ học cách lăng nghe, chia sẻ và làm việc hiệu quả với người khác.
Ứng dụng linh hoạt và đa dạng
Quy trình 5E có thể được áp dụng linh hoạt cho nhiều chủ đề khác nhau, : khái niệm đơn giản đến phức tạp. Điều này làm cho mô hình trở nên đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Với các mục tiêu giáo dục linh hoạt và năng lực học tập của trẻ, thời gian hoạt động và năng lực của giáo viên, quy trình 5E có thể được vận dụng với 3E (Gắn kết – Khám phá – Giải thích) hoặc mở rộng thêm nữa.
Như vậy, với những ưu điểm trên, tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo quy trình 5E là một công cụ hiệu quả giúp trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc mà còn phát triển những kĩ năng quan trọng cho cuộc sống và học tập sau này của trẻ.
3.1.3. Một số lưu ý khi thực hiện quy trình 5E (113)
3.2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm theo quy trình SE
Hoạt động 7. Thảo luận về tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm theo quy trình 5E
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 7
– Nội dung: Thảo luận về hoạt động khám phá khoa học theo quy trình SE
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Học viên thảo luận theo nhóm tại bàn và chia sẻ kết quả:
+ Quy trình 5E giúp giáo viên đạt được mục tiêu dạy học bằng cách nào
+ Mô tả những việc giáo viên nên làm/không nên làm theo quy trình 5E.
+ Mô tả những việc trẻ làm.
BƯỚC 1: GẮN KẾT (E1 - ENGAGE)
a) Mục tiêu
Thu hút sự chú ý của trẻ tới nội dung bài học (khơi gợi sự tò mò) thăm dò hiểu biết kiến thức của trẻ.
b) Nội dung
Giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn gợi mở từ một sự vật, hiện tượng quan sát trực tiếp tại lớp hoặc qua tranh ảnh, video, hoặc từ một tình huống và đặt các câu hỏi tạo cho trẻ sự tò mò, giáo viên cũng có thể thăm dò kiến thức nền của trẻ.
Ví dụ:
Con vẹt có chiếc mỏ thế nào? Con nghĩ thế nào nếu vẹt có mỏ dài hơn nữa, ví dụ dài như mỏ của con cò? Vì sao mỏ của vẹt lại to như vậy?
- Tại sao khi mình cầm viên đá, viên đá bị chảy thành nước
- Tại sao nước trên đĩa lại biến mất (sự bay hơi của nước).
Trẻ có thể không trả lời được, trả lời sai các câu hỏi giáo viên đưa ra và giáo viên sẽ gợi mở trẻ tìm câu trả lời bởi bài học sắp diễn ra.
BƯỚC 2: KHÁM PHÁ (E2 - EXPLORE)
a) Mục tiêu
Trẻ có cơ hội khám phá để xây dựng nên sự hiểu biết của mình, thực hành các kĩ năng cần có và thông qua đó củng cố các thái độ học tập.
b) Nội dung
Giáo viên giới thiệu về hoạt động: gồm giới thiệu đối tượng quan sát, khám phá – định hướng các thông tin cần khám phá để trẻ quan sát sau đó mô tả. Giáo viên cần cho trẻ đủ thời gian và cơ hội để khám phá hoặc cũng có thể linh hoạt cho trẻ đặt câu hỏi muốn khám phá gì.
Gợi ý những loại hoạt động khám phá có thể tổ chức cho trẻ mầm
Giáo viên chuẩn bị đối tượng để trẻ khám phá, trải nghiệm. Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ để tổ chức các hoạt động của trẻ, vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để thông qua câu hỏi dẫn dắt trẻ khám phá. Giáo viên lắng nghe các chia sẻ, mô tả của trẻ; tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý trẻ tìm hiểu thông tin, đồng thời định hướng theo đúng mục tiêu của bài học (khi trẻ có ý tưởng đi lệch khỏi bài học).
BƯỚC 3: GIẢI THÍCH (E3 – EXPLAIN)
a) Mục tiêu
- Giúp trẻ hình thành được những ý kiến để giải thích, lí giải cho những quan sát và câu hỏi của chính mình.
– Giúp trẻ đưa ra thêm các giải thích cho suy nghĩ của trẻ.
Giáo viên cung cấp các định nghĩa, giải thích và củng cố, gọi tên (gán nhãn) một cách chính thức.
b) Nội dung
– Khuyến khích trẻ giải thích các khái niệm và định nghĩa bằng ngôn ngữ của trẻ, đồng thời yêu cầu trẻ đưa ra những điều trẻ quan sát được để giải
thích, làm minh chứng cho nhận định của mình.
- Cung cấp các định nghĩa, giải thích và gọi tên (gán nhãn mới) một cách chính thức.
- Sử dụng kinh nghiệm trước đây của trẻ làm cơ sở để giải thích các khái niệm.
c) Kĩ thuật tiến hành
Giáo viên chuẩn bị đối tượng để trẻ khám phá, trải nghiệm.
Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ để tổ chức các hoạt động của trẻ, vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để thông qua câu hỏi dẫn dắt trẻ khám phá.
Giáo viên lắng nghe các chia sẻ, mô tả của trẻ; tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý trẻ tìm hiểu thông tin, đồng thời định hướng theo đúng mục tiêu của bài học (khi trẻ có ý tưởng đi lệch khỏi bài học).
- Trẻ nói “vì nóng, vì nến cháy nên kem, bơ, viên đá chảy”. Từ ý kiến đó, , viên dùng khái niệm khoa học chính xác hơn để nói lại với trẻ: Nhiệt , đã làm thay đổi trạng thái của viên đá, nó chuyển từ rắn sang lỏng. - Trẻ nói: “Những cây trồng trong chậu có đủ nước và ánh sáng, con thấy cây đã cao lên, có thêm nhiều lá, lá to hơn, cây mọc khoẻ”. Trên cơ sở đó, giáo viên chính xác hoá giúp trẻ: Cây phát triển (sinh trưởng) theo thời gian, chúng ta quan sát được cây đã cao –có thêm lá, lá to hơn. Cây có đủ ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng.. giúp cây phát triển tốt.
Chọn lựa câu hỏi có những cách phản hồi khác nhau, xoay quanh để cho trẻ có cơ hội được giải thích. Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn theo năng lực của trẻ và gia tăng câu hỏi để “biết trẻ nghĩ gì – đưa ra giải thích cho việc nghĩ”.
Câu hỏi hướng tới hiểu trẻ nghĩ gì
- Chúng ta có thể phân loại những vật này thành các nhóm không ?
Điểm giống nhau giữa tất cả các vật trong nhóm này là gì?
- Tại sao con đặt vật này vào nhóm này?
- Có những cách nào khác để phân loại những vật này không?
|- Con có thể tìm cách khác để nhóm các vật này ko?
| Trực tiếp tìm kiếm sự giải thích, Trẻ đưa ra lời giải thích dựa trên Câu hỏi hướng tới trẻ giải thích thế nào ..kiểm tra trẻ có BIẾT không Tại sao lại có điều này?
Tại sao nó xảy ra như vậy? – Tại sao viên đá bị chảy nước – Tại sao có mưa? này
Tại sao con nghĩ điều đó quan trọng? Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta thay đổi phần này của thí nghiệm? – Con có câu hỏi nào khác về điều này không?
- Chúng ta nên làm thế nào để tìm hiểu xem ý tưởng của con có đúng
không?
– Lắng nghe tích cực và phản hồi: Giáo viên và trẻ cùng thực hành kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực qua việc khuyến khích trẻ giải thích nội dung bài học sau khi trải qua quá trình trải nghiệm, khám phá. Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng nghe ý kiến của các bạn, cùng học cách biểu lộ sự động viên, biết hỏi lại nếu muốn khẳng định, làm rõ, học cách thảo luận/tranh luận. Đó cũng là cách rất tốt để trẻ thực hành kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
BƯỚC 4: MỞ RỘNG – CỦNG CỐ (E4 – ELABORATE)
a) Mục tiêu
Giúp trẻ sử dụng, gọi tên được các khái niệm, thuật ngữ và vận dụng để giải thích cho tình huống mới tương tự với bài học.
b) Nội dung
- Khuyến khích trẻ sử dụng các định nghĩa, thuật ngữ khái niệm chính xác đã được giáo viên cung cấp chính thức (chính xác hoá) trước đó.
- Khuyến khích trẻ áp dụng hoặc mở rộng các khái niệm và kĩ năng trong các tình huống mới.
- Kết nối trẻ tới thông tin về tình huống mới và tạo cơ hội để trẻ thể hiện qua việc đặt những câu hỏi như: Con đã biết gì rồi? Tại sao con lại nghĩ như vậy? (Các chiến lược từ giai đoạn khám phá cũng cần áp dụng ở đây).
c) Kĩ thuật tiến hành
- Giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng thông tin trước đó để đặt câu hỏi, đề xuất giải pháp, đưa ra quyết định và thiết kế thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn, trẻ rút ra kết luận hợp lí từ bằng chứng.
Ví dụ:
+ Con thấy nòng nọc nở ra từ trứng và biến đổi thành ếch, nên vòng đời của ếch gồm có 4 giai đoạn chính.
+ Vì ánh sáng mặt trời làm nóng trái đất, nên bóng râm từ tán ánh nắng giúp nhiệt độ giảm đi.
+ Vì có quá nhiều nước và không có chỗ thoát nên mặt đất bị ngập, cây bị thối rễ và có thể chết.
- Giáo viên có thể cho trẻ đại diện các nhóm chia sẻ và giải thích trước cả lớp sau khi quan sát.
BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ (E5 EVALUATE)
a) Mục tiêu
Đánh giá quá trình học của trẻ bao gồm cả các kĩ năng và kiến thức căn cứ theo mục tiêu bài học cụ thể hoặc thậm chí kết nối (tích hợp) cả một giai đoạn, bởi để hình thành kĩ năng sẽ mất thời gian luyện tập hơn.
b) Nội dung
- Quan sát trẻ khi trẻ áp dụng các khái niệm và kĩ năng mới.
BÀI THU HOẠCH
GIÁO VIÊN NỘP BÀI THU HOẠCH THEO NỘI DUNG 5 CÂU HỎI
1. Phân tích đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, nghiệm cho trẻ mầm non và vai trò của hoạt động đó đối với sự phát triển của trẻ. Liên hệ với thực tiễn.
2. Hãy chỉ ra ưu điểm của quy trình 5E trong mối liên hệ giữa tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non với tổ chức hoạt động năỳ theo quy trình 5E
3. Để tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm trình 5E cần đảm bảo những yêu cầu gì? Liên hệ với thực tiễn.
4. Hãy vận dụng các kĩ thuật đã được hướng dẫn để xây dựng môi trường tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm theo quy tình 5E cho trẻ mầm non ở một độ tuổi cụ thể.
5. Hãy vận dụng các bước tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm theo quy trình 5E để lập kế hoạch hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non ở một độ tuổi cụ thể. (Mỗi khối lập một kế hoạch)
6. Mỗi đc soạn một giáo án 5E hoặc EDP