THAM LUẬN
VỀ VIỆC NÂNG CAO TỈ LỆ HUY ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG NĂM HỌC 2024-2025
*** *** ***
Kính thưa đoàn chủ tịch.
Kính thưa các các vị đại biểu cùng các đc CBGVNV trong nhà trường
Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các qúy vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Thưa hội nghị. Tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024- 2025 mà đồng chí Hiệu trưởng vừa trình bày.
Sau đây tôi xin tham luận về công tác cho trẻ mầu giáo làm quen với tiếng anh trong trường mầm non.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Thưa toàn thể hội nghị
Như chúng ta đã biết. Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng trở nên hiện đại thì việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non trở nên rất cần thiết. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ giao tiếp, làm việc để giúp mỗi cá nhân trong cộng đồng gia tăng cơ hội phát triển và hòa nhập với thế giới. Khoa học đã nghiên cứu, giai đoạn mầm non từ 3 đến 6 tuổi chính là thời điểm vàng giúp trẻ hình thành một ngôn ngữ mới một cách tự nhiên, nghe nói chuẩn, phát triển tư duy não bộ tốt, trẻ thông minh, tự tin, linh hoạt hơn và hiệu quả nhất. Trong độ tuổi này, trí nhớ của trẻ sẽ có khả năng tiếp thu nhanh hơn người lớn, cho nên việc cho bé làm quen với một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa giúp bé tăng khả năng phản xạ và tính linh hoạt của não bộ trong xử lý thông tin.
Kính thưa hội nghị!
Trong báo cao thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024- 2025 HT vừa trình bày, thì nhà trường cho trẻ LQTA là năm học đầu tiên. Với số trẻ LQTA là 150/ 373 trẻ đạt tỉ lệ 40,2%, trong đó độ tuổi 5 tuổi đạt tỉ lệ 100% và lớp tôi chủ nhiệm lớp 5A… đạt 100% thì tôi thấy đây là một kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên tôi nhận thấy trẻ tiể lệ LQTA ở trẻ 3-4 và 4-5 tuổi LQTA còn thấp đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi mới đạt tỉ lệ 20% như vật là rất thấp. Vậy làm thế nào để nâng cao tỉ lệ trẻ 3-4 và trẻ 4-5 tuổi LQTA ở năm học 2024-2025 thì tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
* BP1:
Làm tốt công tác tuyên truyền về tầm quan trọng cũng như vai trò của việc học Tiếng Anh đối với trẻ mầm non và đặc biệt là kết quả của trẻ học Tiếng Anh tại lớp….. qua zalo nhóm lớp, facebook, trang Wepsite,… các cuộc họp phụ huynh nhà trường
* BP2
Tham mưu nhà trường tổ chức chuyên đề cho trẻ MG LQTA cấp trường, cấp cụm, cấp huyện; đối với chuyên đề cấp trường lên mời các phụ huynh đến dự để PH thấy đc kq của con, em mình học; cấp cụm, huyện mời chi hội trưởng, chi hội phó nhà trường tham dự, …. và GV có trách nhiệm quay lại quá trình HĐ của trẻ đề gửi video vào nhóm lớp….
* BP3:
Tổ chức HĐ cho trẻ MG LQTA của Trung tâm: Riêng TT hiện tại nhà trường ký HĐ là Trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng. Tuy nhiên thì GV dạy trẻ phải là GV hiểu về đặc điểm tâm lý của trẻ MN và trong quá trình tổ chức HD trẻ cần có đồ dùng, hình ảnh minh họa, bổ trợ …. phù hợp. Giáo án gửi trước cho nhà trường một tuần để gv trong nhà trường xem trước (nếu không biết có thể tìm phần mềm hồ trợ)
GV trợ giảng cũng rất quan trọng vì vậy Giáo viên trợ giảng và GV chính kết hợp nhịp nhàng. GV trợ giảng ổn định lớp trước 5- 7 phút để không ảnh hưởng đến tg của HĐ chính.
BP4:
Tham mưu nhà trường tiếp tục đầu tư CSVC, trang thiết bị trong phòng học tiếng anh để trẻ được HĐ đạt chất lượng cao nhất và mức học phí phù hợp với mức thu nhập của PH.
Kính thưa Hội nghị:
Trên đây là bài tham luận của tôi về vấn đề tầm quan trọng của việc cho trẻ Mẫu giáo làm quen tiếng Anh trong trường mầm non. Một lần nữa rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các quý vị đại biểu cùng các đồng chí về dự hội nghị.
Cuối cùng xin kính chúc qúy vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người tham luận: Nguyễn Thị Thơm